Nếp hương lân trường giang

CODE-519
Mô tả sản phẩm

Quyết tâm khôi phục giống nếp Hương Lân

Vụ hè thu năm 2017, giống nếp Hương Lân đã bắt đầu khôi phục trên cánh đồng xã Bình Giang (Thăng Bình). Đến vụ hè thu 2018, Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Thăng Bình giao cho Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Bình Đào trồng thí điểm nếp Hương Lân trên cánh đồng ở thôn Vân Tiên (xã Bình Đào).

Nếp Hương Lân được khôi phục thành công sau nhiều năm mai một.

Ông Võ Tấn Sanh - Giám đốc HTX Nông nghiệp Bình Đào (Thăng Bình – Quảng Nam) cho biết, toàn xã Bình Đào hiện có hơn 5ha trồng nếp Hương Lân, tập trung dọc hai bên dòng sông Trường Giang là những người chuyên trồng nếp Hương Lân trên những chân ruộng phù sa màu mở, từ dòng sông mẹ Thu Bồn hằng năm bồi đắp. Ngày xưa nếp Hương Lân chỉ được dùng trong các dịp Hội làng, giỗ chạp, lễ Tết của những gia đình khá giả.

Theo ông Sanh, nếp Hương Lân chỉ làm được một vụ duy nhất trong năm là vụ Hè Thu, thời gian sinh trưởng khá dài, dao động 130-135 ngày, đẻ nhánh khỏe, dạng hạt tròn có màu vàng sáng. Khi hạt đủ độ chín có mùi thơm đặc trưng, cơm dẻo, khả năng chịu úng khá, đặc biệt thích nghi trên nhiều chân đất khác nhau. 

Cây nếp có sức kháng bệnh cao, là loại giống mang tính cảm quan nên muốn cây phát triển tốt, người sản xuất phải tính lịch thời vụ cấy nếp khác so với các loại cây khác. L.C – Báo Quảng Nam.

Là hộ trồng nếp Hương Lân lâu năm, lão nông Trần Hữu Chơi (ở xã Bình Đào, Thăng Bình, Quảng Nam) cho hay, cây nếp có sức kháng bệnh cao, là giống mang tính cảm quan nên muốn cây phát triển tốt, người sản xuất phải tính lịch thời vụ cấy nếp khác so với các loại cây khác, phù hợp nhất là sau Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5) để nếp trổ khi trời lập thu thì mới đạt chất lượng cao.

“Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, gia đình tôi bắt đầu khôi phục, trồng lại giống nếp Hương Lân truyền thống, hiện tôi sản xuất nếp Hương Lân với diện tích 5 sào (sào 500m2), với năng suất 35 tạ/ha, giá bán 30-35 nghìn đồng/kg. Với mức giá này thì cây nếp cho giá trị gấp 3-4 lần so với cây lúa, hiện tôi đã liên kết sản xuất với HTX Nông nghiệp Bình Đào nên đầu ra tương đối ổn định…”, ông Chơi phấn khởi.

Theo các vị cao niên ở xã Bình Đào cho biết, cứ đến mùa thu hoạch, mùi rơm rạ, mùi xôi nếp quyện vào nhau thơm ngát đến cuối xóm. Trong làng một người nấu xôi mới thì cả làng đều biết nên hễ ai gặt nếp trước cúng xôi mới thì cũng phải biếu cho mỗi nhà một đĩa nhỏ để làm thảo. Còn khi nấu bánh chưng, bánh tét, hạt nếp tiết ra một chất dầu bóng như mỡ, tạo nên sự khác biệt so với các giống nếp khác. Không chỉ nếp thơm mà rơm nếp khi phơi khô được bện thành tấm lợp nhà cũng giữ được mùi thơm qua vài ba cái Tết.