Nấm Bào Ngư Tân Phú Quý 300gr
Đa số người dùng cho rằng, nấm không chỉ là một món ăn ngon mà còn được xem là một món ăn vị thuốc vô cùng tốt cho sức khỏe và thân thiện với cơ thể con người. Việc ăn nấm sẽ giúp tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị được nhiều loại bệnh hiệu quả.
Các loại nấm nói chung hay Nấm Bào Ngư nói riêng vốn thuộc nhóm thực phẩm sạch và thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, đây cũng là thực phẩm ít calo nên có thể ăn mỗi ngày mà cũng không sợ tăng cân. Vậy nên, loại nấm này thường được nhiều người ưu tiên lựa chọn trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Hôm nay, Nấm Khỏe sẽ cùng các bạn tìm hiểu sâu hơn về một loại nấm ăn tuyệt đỉnh có tên gọi là Nấm Bào Ngư Xám nhé, một món ăn khá là thông dụng với đại đa số người dùng Việt.
Nếu bạn muốn mua Nấm Bào Ngư Xám tươi sạch tại TP HCM, xuất từ nông trại, tươi mới mỗi ngày có thể liên hệ Nấm Xanh hoặc đặt nấm online nhé.
Chắc chắn bạn sẽ không khỏi bất ngờ với một loại thực phẩm tưởng chừng bình thường mà bạn hay ăn thường lại cung cấp một nguồn dinh dưỡng phong phú đến vậy.
Nấm Bào Ngư là gì?
- Tên tiếng Việt: Nấm Bào Ngư
- Tên tiếng Anh thông dụng: Oyster Mushroom, Abalone Mushroom
- Tên khoa học: Pleurotus Ostreatus
- Nhiều tên gọi khác: Nấm Trắng, Nấm Dai, Nấm Sò (tùy vùng miền).
- Có 2 loại: Nấm Bào Ngư xám và Nấm Bào Ngư trắng
Cụ thể, Nấm Bào Ngư là một loài nấm thuộc họ Pleurotaceae rất đặc trưng trong họ hàng nhà nấm. Loài nấm này mang trong mình giá trị dinh dưỡng phong phú, giúp cơ thể bồi dưỡng, lợi hệ tiêu hóa và phòng ngừa nhiều loại bệnh trong cuộc sống.
Nấm Bào Ngư hiện nay được nuôi trồng phổ biến nhất và sử dụng thông dụng nhất trong ẩm thực ở Việt Nam bên cạnh một số loại nấm ăn khác. Vì là loại nấm được tiêu thụ khá phổ biến nên ít nhất ai cũng từng ăn thử 1 lần trong đời.
Đặc điểm nhận dạng Nấm Bào Ngư
Thông qua hình dáng, bạn sẽ thấy Nấm Bào Ngư có dạng hình phễu lệch, mũ nấm xòe ra, mặt trên mũ có màu trắng hoặc màu xám tượng trưng cho màu của 2 loài nấm này, chóp nấm lõm nhẹ, dưới mũ nấm có các cánh tơ mỏng và thân khá chắc.
Nấm Bào Ngư hay mọc thành từng cụm với nhau, ít khi mọc đơn lẻ, nếu có mọc đơn lẻ thì chỉ có thể xảy ra 2 trường hợp, một là do dinh dưỡng không đủ hoặc hai là dinh dưỡng chỉ đủ nuôi 1 nhánh nấm và nhánh này cực to và khỏe.
Nấm Bào Ngư có bao nhiêu loại?
Như trên, loại nấm này có 2 loại, đó là TRẮNG và XÁM. Để phân biệt thì rất đơn giản, bạn chỉ cần dựa vào màu sắc ở mũ nấm, loại có mũ màu xám sẽ được gọi là Nấm Bào Ngư Xám, còn loại màu trắng thường được gọi là Nấm Bào Ngư Trắng, có nơi còn gọi là Nấm Sò Trắng. Tuy hình dáng khá giống nhau chúng là 2 dòng khác nhau bạn nhé.
Bào Ngư và Sò vốn là theo thói quen và tùy theo cách gọi ở mỗi vùng miền, tại vì hình dáng chúng giống nhau cũng đến 90%, hàm lượng dinh dưỡng gần tương đương nhau, chỉ là khi bạn ăn bạn sẽ cảm nhận ra Ngư sẽ thấy ngon hơn Sò 1 chút, nấm cứng rắn hơn.
Nấm Bào Ngư xuất hiện ở đâu trong tự nhiên?
Nấm Bào Ngư trong tự nhiên thường chủ yếu mọc trên các thân cây khô hoặc suy yếu. Hiển nhiên, ngoài tự nhiên thì chúng cũng có khả năng sinh tồn khá thú vị đó nhé. Để săn mồi, chúng sẽ sử dụng các sợi tơ dưới mũ nấm để tấn công, từ đó tạo dinh dưỡng sinh tồn.
Nấm Bào Ngư thường mọc thành những tai nấm xen kẽ nhau và hình thành liên kết trông như các bậc thang vậy, nhìn khá thú vị và đẹp mắt. Mà trong tự nhiên sẽ có đến vài loại nấm mọc giống vậy và hình thù gần như vậy, bạn phải quan sát kỹ nhé.
Nấm Bào Ngư được nuôi trồng thành công thế nào?
Nấm Bào Ngư cũng từng là loại nấm mọc tự nhiên như nhiều loại nấm ăn khác, để có thể nuôi trồng trong môi trường nông nghiệp, các nhà khoa học đã nghiên cứu cấy giống để áp dụng kỹ thuật vào nuôi trồng.
Lịch sử ngày đó, Đức là quốc gia đầu tiên đã thử nghiệm lai tạo để hình thành mô hình nuôi trồng nông nghiệp loại nấm này và đã thành công.
Sau khi có thể nuôi trồng nông nghiệp, họ tập trung vào gia tăng sản lượng nhiều hơn vì biết chúng có nhiều dinh dưỡng, mục đích là họ sẽ dùng loại nấm này để phục vụ quân lương. Đây là món ăn tuyệt vời cho binh sĩ đủ dưỡng chất chiến đấu trong thế chiến thứ I.
Mãi cho đến năm 1970 thì chúng mới được nuôi trồng đại trà khắp các quốc gia trên thế giới như ngày nay. Việc nuôi trồng loại nấm này có được ghi chép lại trong tập tài liệu đầu tiên của Kaufert, F. năm 1936.
Trong môi trường nuôi trồng nông nghiệp, Nấm Bào Ngư có thể được trồng trên rơm rạ, bã mía, mùn cưa cao su. Tại đa số các nông trại ở Việt Nam và nông trại Nấm Xanh thì Nấm Bào Ngư được nuôi trồng bằng trong bịch phôi gồm gỗ mùn cưa cao su, dinh dưỡng và cấy meo nấm.